您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Luzern vs Winterthur, 22h30 ngày 9/2: Đẳng cấp chênh lệch
NEWS2025-02-12 17:38:06【Công nghệ】0人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 09/02/2025 05:25 Nhận định bó bảng xep hang ngoại hạng anhbảng xep hang ngoại hạng anh、、
很赞哦!(3353)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Nice vs Lens, 23h00 ngày 8/2: Cân bằng
- Những đứa trẻ nheo nhóc bán hàng rong mưu sinh ở Sa Pa
- 9x tự sửa sang phòng trọ, ai nhìn cũng mê
- Những người có nguy cơ căng thẳng, mệt mỏi
- Nhân định, soi kèo Valencia vs Leganes, 22h15 ngày 9/2: Bầy dơi hồi sinh
- Tiếp tế thực phẩm qua barie cho người dân khu vực phong tỏa ở Quảng Ngãi
- Tâm sự người vợ ngột ngạt vì người chồng bẩn tính
- Lời chúc ngày Gia đình Việt Nam hay và ý nghĩa
- Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2: Xa dần cuộc đua vô địch
- Cho người yêu mượn tiền, có nên viết giấy vay nợ?
热门文章
站长推荐
Nhân định, soi kèo Cagliari vs Parma, 21h00 ngày 9/2: Bổn cũ soạn lại
Hơn ba năm qua, mỗi tháng 1-2 lần, anh Trần Khắc Huynh, 55 tuổi, Quận 10, TP.HCM lại cùng thành viên trong nhóm chụp ảnh Thiện Tâm Charity đưa các cặp vợ chồng khuyết tật, nghèo đến phim trường, công viên, khu du lịch… thực hiện album cưới tặng họ.
Mỗi lần chỉ chụp cho một cặp vợ chồng, nhưng nhóm phải huy động 20-30 người để phân việc cho nhau. Người trang điểm cô dâu, người giúp chú rể thay đồ, người bồng, bế cô dâu chú rể, giúp họ di chuyển từ điểm chụp này đến địa điểm khác, người cầm đèn, người trải váy cưới, anh Huynh và một vài người nữa sẽ chụp hình…
Anh Trần Khắc Huynh. Ảnh: Tú Anh. Buổi chụp hình kết thúc, khoảng 10-15 ngày sau, nhóm cử người đưa cuốn album, tấm hình phóng lớn, đóng khung gỗ đến nhà cô dâu chú rể tặng. Với những cặp ở xa, nhóm phải gửi đi bằng đường bưu điện.
Thời gian đầu, nhóm ít tình nguyện viên, anh Huynh phải thiết kế những xe ván trượt để giúp cô dâu - chú rể di chuyển giữa các phân cảnh. Ảnh: Trần Huynh. Anh Huynh trước đây làm thợ hàn, thợ mộc. Mê chụp ảnh từ nhỏ nên thời gian rảnh, anh mang máy ảnh rong ruổi khắp nơi ghi lại những khoảnh khắc, cảnh đẹp, cảnh sinh hoạt của người dân… Anh cũng thường đến những vùng quê nghèo, những hoàn cảnh khó khăn để trao gạo, quà, tiền mặt, giúp họ xây căn nhà lụp xụp...
Hiện nay, cô dâu - chú rể di chuyển dễ hơn, vì nhóm có người hỗ trợ. Ảnh: Trần Huynh. Một lần, anh Huynh gặp được nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định và được ông chỉ dạy cho các kỹ năng chụp hình nghệ thuật. “Kết thúc khóa học với thầy, tôi chụp hình đẹp hơn”, anh Huynh nói. Sau đó, anh bỏ những công việc đang làm để tập trung cho sự nghiệp chụp ảnh.
Năm 2016, anh Huynh đọc được lời kêu gọi của một người bạn đi chụp hình cưới miễn phí cho các cặp đôi khuyết tật nên đăng ký tham gia. Nhìn cô dâu – chú rể với cơ thể không lành lặn nhưng họ vẫn tràn ngập tình yêu dành cho nhau, anh Huynh rất ngưỡng mộ.
Một tình nguyện viên bế chú rể di chuyển. Ảnh: Trần Huynh. Tìm hiểu thêm, anh Huynh biết, có nhiều vợ chồng khuyết tật nghèo, không có khả năng làm đám cưới, có cặp cả đời không biết cuốn album cưới ra sao. “Tôi muốn giúp họ lưu lại những khoảnh khắc hạnh phúc trong trang phục cưới, để sau này, họ kể cho con nghe”, người đàn ông sinh năm 1965 nói.
Anh quyết định lập nhóm chụp ảnh Thiện Tâm Charity để làm thiện nguyện bằng chính công việc của mình.
Các thành viên nhóm chụp ảnh thiện nguyện chụp ảnh kỷ niệm với cô dâu chú rể. Ảnh: Trần Huynh Lúc mới bắt tay vào làm, anh Huynh đến các khu nhà trọ, mái ấm… tìm người rồi bỏ tiền túi ra làm. Lâu dần, cặp này giới thiệu cho cặp kia nên lượng hồ sơ gửi đến xin giúp đỡ ngày một nhiều. Các chuyên gia trang điểm, nhiếp ảnh, những công ty, cửa hàng về đồ cưới cũng tình nguyện xin hỗ trợ.
Nhận hồ sơ xong, anh Huynh cùng các tình nguyện viên đi xác minh thông tin rồi mới đưa ra quyết định có giúp hay không. “Có nhiều cặp, họ đủ điều kiện lo cho tiệc cưới nhưng vẫn gửi hồ sơ đến, vì vậy, chúng tôi phải xác minh kỹ”, anh Huynh nói.
Một trong những cuốn album cưới của cặp vợ chồng người khuyết tật. Ảnh: Trần Huynh. Anh Huynh cho biết, việc ghi lại các khoảnh khắc đẹp của cô dâu – chú rể là người khuyết tật vô cùng khó, vì họ thường tự ti, mặc cảm với cơ thể khiếm khuyết của mình, nhất là khi ‘diễn’ trước ông kính.
Để giúp họ quên đi những điều đó, anh Huynh và các tình nguyện viên phải dành thời gian làm quen, trò chuyện như những người bạn, rồi các thợ ảnh sẽ chớp những khoảnh khắc tự nhiên nhất để tạo ra tấm hình đẹp.
Điều khó khăn tiếp theo đối với nhóm là việc di chuyển các cặp vợ chồng khuyết tật, vì họ phải ngồi xe lăn, đi bằng nạng, trong khi việc chụp ảnh phải chuyển cảnh liên tục.
Để khắc phục, nhóm phải phân người bồng, bế cô dâu chú rể. “Chụp xong bộ ảnh, anh em chúng tôi mệt nhoài, mồ hôi túa ra như tắm, nhưng nghĩ đến cảnh người chụp cầm cuốn album cưới, miệng cười hạnh phúc, mang đi khoe hết người này đến người kia, hay bật khóc vì xúc động, cả nhóm lại có thêm động lực làm tiếp”, anh Huynh nói.
Có cặp vợ chồng đã lớn tuổi mới được chụp ảnh cưới, vì không có điều kiện. Ảnh: Trần Huynh. Anh Huynh kể, có một cặp vợ chồng đều cụt chân, muốn chụp hình mình mặc quần áo cô dâu chú rể làm kỷ niệm nhưng không có điều kiện. Biết câu chuyện của họ, nhóm anh liên hệ để giúp. “Lúc cầm cuốn album cưới, cô dâu mừng lắm, mang đi khoe khắp xóm”, anh Huynh nhớ lại, giọng hạnh phúc.
Việc trang điểm cho cô dâu cũng hoàn toàn miễn phí. Ảnh: Trần Huynh. Chiều 8/6, nhận được cuốn album cưới và ảnh ép gỗ của nhóm, chị Hoa xúc động viết trên trang cá nhân: “Ở đâu đó có rất nhiều người tốt quan tâm và tạo điều kiện để chúng ta đi đến đích của hạnh phúc. Những khoảnh khắc này sẽ được lưu lại mãi trong cuốn album này để về gia đình, chúng ta sẽ cùng nhau xem lại. Em cảm ơn nhóm rất nhiều”.
Anh Huynh cho biết, ngoài nhận được những lời cảm ơn, nhóm còn nhận được những món quà quê: con gà, cặp gò lụa, bịch trái cây... của các cặp vợ chồng. Dù đó là những món quà bình dị, đơn sơ, nhưng giúp anh và các tình nguyện viên luôn thấy ấm lòng và có thêm động lực để tiếp tục mang lại nụ cười hạnh phúc cho những hoàn cảnh khó khăn, không may có một cơ thể khiếm khuyết.
'Chú hề' mang đến phương pháp điều trị đặc biệt cho bệnh nhi ung thư
Được thổi nến, cắt bánh kem, nhận quà của "chú hề Sido" Lê Văn Hải, "các em nhỏ đầu trọc" tíu tít, cười nói rộn rã cả khu điều trị.
">Anh thợ chụp ảnh mang niềm vui đến các cặp đôi khuyết tật nghèo
Tôi và anh có 5 năm làm cùng công ty nhưng khác chi nhánh. Cách đây 2 năm, anh được điều chuyển về làm sếp tại chi nhánh nơi tôi đang công tác.
Chi nhánh của tôi có 12 người nhưng tôi là người giữ nhiều vai trò quan trọng nên thường xuyên phải gặp gỡ, trao đổi với anh.
Tôi không thể ngờ rằng, những lần trò chuyện, tiếp xúc đó lại khiến cả 2 có những rung động với nhau. Tôi biết điều này là sai trái khi tôi đã có gia đình và anh cũng vậy.
Chồng tôi đi làm ăn xa. Tôi và con gái sống cùng nhau trong một căn hộ nhỏ. Cuộc hôn nhân giữa chúng tôi từ lâu đã mất đi sự nồng nhiệt, khao khát. Chúng tôi chỉ đang cố giữ cho con một mái ấm. Tôi biết, anh có người phụ nữ khác từ lâu nhưng vì “mắt không thấy tim không đau”, tôi cố lờ đi.
Chồng tôi cũng không có ý muốn ly hôn. Anh vẫn chu cấp đầy đủ cho hai mẹ con và rất yêu thương con gái.
Hoàn cảnh của anh cũng không khá gì hơn tôi. Vợ chồng anh đã cố gắng 5 năm nay nhưng họ vẫn chưa có con chung. Vợ anh là người phụ nữ suy nghĩ đơn giản, học thức và ngoại hình đều ở mức trung bình.
Anh lấy chị bởi chị chịu thương chịu khó và thật lòng yêu thương anh. Anh khẳng định, giữa họ chỉ là trách nhiệm, tình nghĩa còn tình yêu - từ lâu đã không còn xuất hiện trong mối quan hệ ấy.
Tôi gặp anh như cá gặp nước, chúng tôi như sinh ra là để dành cho nhau. Cả hai có chung nhiều sở thích, chung quan điểm sống và nhiều khát vọng. Vì hòa hợp nên công việc của chúng tôi càng suôn sẻ. Chỉ trong thời gian ngắn, chi nhánh của chúng tôi vươn lên dẫn đầu. Anh được khen thưởng, tôi cũng mừng hơn ai hết.
Điều đó khiến tình cảm của chúng tôi càng sâu đậm. Tuy nhiên trong cơn say của tình yêu, vợ anh như chiếc bóng xen giữa tình cảm của chúng tôi. Tôi nảy sinh ước muốn được sở hữu anh cho bản thân mình.
Tôi chia sẻ điều đó với anh, anh hứa sẽ có giải pháp nhưng cần tôi cho thời gian. Anh nói, vợ anh không có công ăn việc làm, không có tài sản, con cái, nếu anh bỏ chị thì anh trở thành người bất nghĩa. Anh phải sắp xếp cho chị công việc, nơi ăn chốn ở… rồi mới có thể nghĩ đến hạnh phúc riêng của mình.
Tôi đã tin và chờ đợi. Về phần tôi, từ khi anh xuất hiện, tôi có động lực để giải quyết cuộc hôn nhân vốn đã mục ruỗng từ lâu của mình.
Khi nghe vợ thông báo, chồng tôi ngỡ ngàng nhưng vì tôi kiên quyết, anh đành đồng ý. Tôi được quyền nuôi con và được chồng cũ để lại cho căn hộ chung của hai vợ chồng.
Từ ngày tự do, tôi thoải mái hơn. Tôi như sống lại tuổi thanh xuân và không còn day dứt khi hẹn hò bên anh. Tuy nhiên đáp lại sự háo hức của tôi, anh tỏ ra chần chừ, lo lắng.
Không ngờ, trong thời gian này, vợ anh báo tin có thai. Anh quay ngoắt 180 độ quay lại chăm sóc, săn đón chị. Anh bỏ rơi tôi một cách phũ phàng. Anh nói, cho anh xin lỗi vì gia đình với anh là tất cả. Đặc biệt nay anh còn chuẩn bị được làm bố.
Tôi như rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Vợ anh thường xuyên chia sẻ ảnh chồng đưa đi siêu âm, mua sắm váy bầu, đồ ăn bổ dưỡng… đầy hạnh phúc, viên mãn lên Facebook. Nhiều bạn bè, họ hàng… vào bày tỏ sự ngưỡng mộ, chúc mừng và anh trả lời họ đầy hạnh phúc càng khiến tôi đau đớn.
Hàng ngày đi làm phải nhìn thấy anh khiến tim tôi như bị bóp nghẹt. Cuối cùng, không chịu được tôi đành phải viết đơn xin nghỉ việc. Chứng kiến tôi đau đớn, trách móc, anh đều im lặng và chỉ nói lời xin lỗi.
Một người bạn khuyên tôi nên tung hê mọi chuyện với công ty và vợ anh để anh bị kỷ luật, mất chức và trả giá cho sự dối trá của mình. Liệu tôi có nên làm điều đó khi trong lòng tôi chỉ còn lại nỗi đau và uất hận? Xin độc giả cho tôi lời khuyên để vượt qua thời điểm khó khăn này.
Bạn trai mới quen 1 tháng ngỏ ý vay tôi 200 triệu làm ăn
Trong lần gặp gỡ, hẹn hò mới đây, anh chia sẻ công việc làm ăn khó khăn và ngỏ ý nhờ em đầu tư một khoản tiền. Anh hứa, sẽ không để em thiệt thòi…
">Ngoại tình với sếp, tôi mất cả chì lẫn chài
Ngày 11/10, hãng xe máy Nhật Bản Yamaha ra mắt Janus 125 thế hệ mới cho thị trường Việt Nam. Mẫu xe tay ga Janus 125 2024 hướng đến khách hàng trẻ, đặc biệt là thế hệ gen Z, thể hiện "chất dị" của mình, theo chia sẻ từ nhà sản xuất.
Ở thế hệ mới, Janus 125 2024 thay đổi thiết kế và tập trung vào cải tiến tính tiện dụng. Yamaha trang bị đèn trước luôn sáng và viền đèn pha mạ crôm. Trong khi đuôi xe sở hữu cụm đèn hậu mới. Đèn hậu mới lấy cảm hứng từ chữ U. Cụm đồng hồ là màn hình LCD đa chức năng, hiển thị đầy đủ thông tin xe.
Yamaha Janus 125 th\u1ebf h\u1ec7 m\u1edbi ra m\u1eaft th\u1ecb tr\u01b0\u1eddng Vi\u1ec7t Nam ng\u00e0y 11\/10. \u1ea2nh: Yamaha<\/em><\/p>\n\t","\n\tM\u1eabu xe ga 125 thay \u0111\u1ed5i thi\u1ebft k\u1ebf.<\/p>\n\t","\n\t
C\u1ee5m \u0111\u00e8n tr\u01b0\u1edbc v\u1edbi \u0111\u00e8n lu\u00f4n s\u00e1ng.<\/p>\n\t","\n\t
C\u1ee5m \u0111\u00e8n h\u1eadu m\u1edbi.<\/p>\n\t","\n\t
\u0110\u1ed3ng h\u1ed7 LCD m\u1edbi hi\u1ec3n th\u1ecb \u0111\u1ea7y \u0111\u1ee7 th\u00f4ng tin.<\/p>\n\t","\n\t
Xe trang b\u1ecb h\u1ec7 th\u1ed1ng kh\u00f3a th\u00f4ng minh Smart Key.<\/p>\n\t","\n\t
H\u1ed9c ch\u1ee9a \u0111\u1ed3 d\u01b0\u1edbi y\u00ean t\u0103ng dung t\u00edch th\u00eam 1,1 l\u00edt th\u00e0nh 15,3 l\u00edt v\u00e0 t\u00edch h\u1ee3p th\u00eam c\u1ed5ng USB. N\u1eafp b\u00ecnh x\u0103ng thi\u1ebft k\u1ebf l\u1ea1i gi\u00fap d\u1ec5 d\u00e0ng ti\u1ebfp nhi\u00ean li\u1ec7u h\u01a1n.<\/p>\n\t","\n\t
\u0110\u00e8n h\u1eadu LED m\u1edbi phong c\u00e1ch ch\u1eef U.<\/p>\n\t","\n\t
Xe trang b\u1ecb \u0111\u1ed9ng c\u01a1 Blue Core 124,9 ph\u00e2n kh\u1ed1i.<\/p>\n\t","\n\t
S\u00e0n \u0111\u1ec3 ch\u00e2n t\u0103ng th\u00eam 20 mm v\u00e0 y\u00ean xe k\u00e9o d\u00e0i th\u00eam 77 mm.<\/p>\n\t"]' data-component-value="">">
Yamaha Janus 125 2024 ra mắt khách Việt, giá từ 29,7 triệu đồng
Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2: Khách đáng tin
1. Ăn uống lành mạnh
Đây có lẽ là thói quen khó xây dựng nhất trong tất cả những thói quen. Giống như hầu hết những đứa trẻ khác, con bạn cũng có thể bị cám dỗ bởi các món ăn nhanh và sẵn sàng chọn một túi khoai tây chiên thay vì một đĩa hoa quả. Do đó, hãy giải thích tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh và tác hại của những món đồ không tốt cho sức khỏe.
2. Đánh răng 2 lần mỗi ngày
Trẻ nhỏ thường tỏ ra lười biếng khi đánh răng. Hãy chắc chắn rằng bạn dành ra vài phút để giáo dục con về tầm quan trọng của việc đánh răng đúng cách. Ngoài ra, hãy thử làm cho việc đánh răng trở thành một hoạt động vui nhộn xem sao.
3. Ngủ đúng giờ
Cha mẹ nên thiết lập cho con một lịch trình ngủ đúng giờ. Đây là việc làm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé, nhất là khi trẻ bắt đầu đi học. Đặc biệt, cha mẹ nên làm gương cho con.
4. Tích cực vui chơi ngoài trời
Thật dễ dàng để khiến một đứa trẻ dán mắt vào màn hình ti vi hay chơi các trò chơi trên điện thoại, máy tính bảng. Tuy nhiên, dùng đồ điện tử nhiều không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ nên là người khuyến khích con vui chơi ngoài trời mỗi ngày và tăng cường hoạt động thể chất.
5. Dọn dẹp đồ đạc
Cha mẹ nên yêu cầu bé dành từ 10 đến 15 phút mỗi ngày để đảm bảo tất cả đồ chơi, sách và đồ đạc khác của con được đặt đúng nơi thích hợp. Bạn cũng có thể thưởng cho con một món ăn vặt lành mạnh sau đó.
6. Chịu trách nhiệm với tiền bạc
Nếu con bạn đủ lớn để bắt đầu có tiền tiêu vặt, hãy giáo dục con về trách nhiệm với đồng tiền. Nên mua cho con một con lợn đất, khuyến khích con tiết kiệm tiền và quản lý chi tiêu trong một ngân sách nhất định.
Bà mẹ kể chuyện nuôi dạy con ở đất nước 'không học gì phức tạp'
Cụm từ cửa miệng của các phụ huynh ở đây là ‘Chẳng sao đâu’.
">6 thói quen tốt nên rèn cho con ở tuổi đến trường
Nguyên liệu:
Bột nếp: 300gr, tôm tươi: 100gr, thịt lợn xay: 100gr (thịt nạc vai có chút mỡ), tôm khô: 50gr, đậu xanh đã xát vỏ: 150gr
Các loại gia vị khác: Hành lá, rau mùi, hành tím, bột nêm, đường, nước mắm, hạt tiêu, ớt...
Cách làm:
Đậu xanh ngâm vo thật sạch, ngâm nước 2-3h, vớt ra trộn với chút muối tinh và hấp chín
tán nhuyễn hoặc xay nhỏ mịn. Tôm tươi bóc vỏ, băm nhỏ.Tôm khô rắc lên mặt bánh (có thể bỏ qua phần này nếu không có nguyên liệu)
Tôm khô ngâm nước ấm rửa sạch, vớt ra để ráo. Sau đó, cho vào máy xay thịt xay bông lên, phi thơm chút tỏi băm nhỏ, cho phần tôm xay vào đảo nhanh tay và để lửa thật nhỏ tránh cho tôm bị cháy.
Hành củ bóc vỏ băm nhỏ, càng nhiều hành củ càng thơm. Hành lá thái nhỏ cho vào bát con, đun sôi dầu đổ dầu vào bát hành lá, mỡ hành lát cho lên trên mặt bánh.
Nhân bánh
Hành tím, tỏi băm trộn với thịt xay. Bạn đổ phần thịt xay vào đảo cho săn. Tiếp đến là tôm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm vào chút hạt tiêu bắc xay nhỏ cho thơm, để nhỏ lửa rồi đổ hết phần đỗ xanh hấp chín tán nhuyễn ở trên vào.
Bạn bỏ thêm hành lá thái nhỏ, đảo cho đều tắt bếp để nguội vo thành các viên nhỏ khoảng 30gr.
Mọi người có thể sáng tạo cho thêm mộc nhĩ ngâm nở thái nhỏ hoặc nấm hương vào phần nhân ăn cho lạ miệng.
Vỏ bánh
Bột nếp đổ bột vào bát to, thêm vào 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa ăn phở dầu ăn. Bạn đổ từ từ nước ấm vào nhào đến khi bột dẻo mịn không dính tay, bọc màng bọc thực phẩm để bột nghỉ. Sau 15 phút đem chia thành các viên bột khoảng 50gr.
Vo viên bánh và làm bánh chín
Bạn ấn dẹt viên bột, đặt nhân đậu xanh tôm thịt vào giữa, vo tròn đem hấp hoặc luộc chín. Ở đây, chị Hương Giang chọn cách đem luộc đến khi bánh chín nổi lên mặt nồi, vớt bánh ra bát nước lạnh. Bánh bớt nóng thì vớt bánh ra đĩa, rắc chút tôm khô xay nhỏ và chút hành mỡ lên trên.
Lưu ý:
Khi ăn rưới thêm nước mắm chua ngọt, rau thơm và ăn kèm củ quả muối chua. Bánh ít trần nhân tôm thịt có thể tạo dáng quả bằng màu của thịt gấc và rau ngót. Mọi người không có thời gian thì nặn tròn bình thường và để nguyên bản màu trắng.
Người hướng dẫn: Tô Hưng Giang
Cách làm chè xoài mát lạnh, xóa tan nóng nực
Xoài là loại quả nhiều dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin C cho làn da căng bóng. Bạn hãy bổ sung vào thực đơn của mình ngay món chè xoài.
">Cách làm bánh ít trần tôm nhân thịt
'Ngân hàng' máu lưu động
Người ta thường nói, hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp nhưng với chàng trai Hoàng Công Minh (SN 1992 - Đắk Lắk), hành động này chỉ đơn giản như hạt cát nhỏ.
Minh bắt đầu hiến máu từ năm 2011, khi là sinh viên trường ĐH Tây Nguyên. Chẳng ngờ, đây là bước ngoặt lớn, thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của chàng thanh niên 9X.
Từ người vô lo, vô nghĩ, Minh biết sống tích cực hơn, mang sức lực của mình cống hiến cho cộng đồng. Tới nay, Minh đã tham gia hiến máu nhân đạo được 15 lần và anh sẽ tiếp tục hiến khi sức khỏe còn đạt yêu cầu.
Công Minh tham gia hiến máu khi còn là sinh viên Minh chia sẻ: “Ban đầu, tôi xác định tham gia cho vui nhưng một lần vào bệnh viện, gặp các ca bệnh phải thoi thóp chờ nguồn máu, có người không chờ được, mãi mãi ra đi. Thực sự, tôi thấy sốc. Tôi không nghĩ cuộc đời có những số phận bất hạnh đến thế. Sau đó, tôi đi hiến máu nhiều hơn”.
Ngoài tự đi hiến máu, Công Minh còn tuyên truyền, thuyết phục bạn bè, người thân tham gia.
Năm tháng ngồi trên giảng đường, Minh quản lý CLB hiến máu của trường, nhiều thành viên CLB học bên khoa y biết nhiều ca cần máu gấp. Họ liên hệ với Minh nhờ giúp đỡ tìm người có nhóm máu phù hợp với bệnh nhân.
Năm 2013, Minh thành lập một nhóm, chuyên hiến máu khi cần, do mình điều động, phụ trách. Minh gọi vui đó là “Ngân hàng hiến máu lưu động”.
Để tiện viện quản lý, liên hệ, Minh lập danh sách các thành viên sẵn sàng hiến máu mọi lúc, mọi nơi, bao gồm: Họ tên, nhóm máu, địa chỉ, số điện thoại và 1 số tổng đài do Minh cầm. Khi cần máu, các bác sĩ, bạn bè giới thiệu cho người nhà bệnh nhân gọi vào số đó.
Sau khi xác minh thông tin bệnh nhân, Minh sẽ dò theo danh sách, huy động tình nguyện viên lên hiến. Thời gian đầu, nhóm chỉ hoạt động ở tỉnh Đắk Lắk, dần nhóm mở rộng địa bàn ra toàn bộ khu vực Tây Nguyên.
Minh chia sẻ, nhóm hiến máu lưu động của anh đã giúp đỡ được khoảng 2000 bệnh nhân trong suốt 8 năm qua.
Bất kể ngày hay đêm, chỉ cần có điện thoại của bệnh nhân, Minh nhanh chóng dò số, huy động mọi người đến bệnh viện. Nhiều ca bệnh nhờ đó, được cấp cứu kịp thời.
Minh tham gia tổ chức trung thu cho học sinh trường tiểu học ở vùng sâu, vùng xa
“Điều kiện tham gia nhóm hiến máu là cân nặng trên 45kg, không sử dụng các chất kích thích và hiến máu gần nhất là trên 3 tháng. Các TNV trong CLB cũng thường xuyên kiểm tra sức khỏe, giữ lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất để đảm bảo nguồn máu chuyển đến bệnh nhân đạt chất lượng”, Minh cho biết.
Mẹ quỳ gối cảm ơn ân nhân hiến máu cho con
Minh thừa nhận, nhóm hiến máu của anh hoạt động theo dạng tự phát, không tổ chức nào hỗ trợ. Thời điểm mới hoạt động, nhóm cũng gặp không ít trở ngại, chưa nhận được sự tin tưởng từ phía bệnh viện, kinh phí không có.
Từ ngày ra trường, Minh dành dụm những đồng lương ít ỏi của mình để duy trì nhóm.
Nhóm hiến máu lưu động khu vực Tây Nguyên do Minh phụ trách Một giai đoạn, Minh cùng các thành viên tổ chức bán báo gây quỹ cho nhóm nhưng mọi người còn kiếm kế sinh nhai nên việc này phải dừng lại.
“Nhóm tôi làm phi lợi nhuận, bệnh nhân không phải trả bất cứ khoản phí nào. Tuy vậy, tình nguyện viên ở xa, khi cần huy động số lượng máu lớn, họ bắt xe đến bệnh viện, mình cũng phải lo tiền tàu xe, ăn uống cho họ nên tôi thường bỏ tiền túi ra”, Minh nói thêm.
Bố mẹ thấy anh làm vất vả, đêm hôm mưa bão nguy hiểm cũng đi xe lên bệnh viện, nhiều lần khuyên con trai từ bỏ.
“Tôi bảo bố mẹ một giọt máu con cho đi, một cuộc đời được ở lại. Dần dần, bố mẹ cũng hiểu, động viên tôi cố gắng. Tới giờ, tôi cũng cân bằng được công việc với việc điều phối máu. Các bạn trong CLB hỗ trợ nên mọi thứ dễ dàng hơn”, Minh nói.
Nhiều năm gắn bó với công việc này, Minh kể, có nhiều kỷ niệm khó phai. Anh nhớ như in người mẹ nghèo, con mắc bệnh tan máu bẩm sinh được nhóm đã giúp đỡ cách đây 1 năm.
Gia đình chị là đồng bào dân tộc thiểu số, lên bệnh viện chữa bệnh. Con chị cần truyền máu nhưng đúng lúc bệnh viện hết nhóm máu của bé. Tiền bạc trong túi gần cạn, người mẹ khốn khổ nghĩ hết hi vọng, định quay lưng đưa con về.
Một bác sĩ cho chị số của Minh nhưng chị tần ngần không gọi, vì sợ nhờ vả sẽ mất tiền. Đến lúc mọi người động viên, chị liều bấm máy.
Việc hiến máu diễn ra nhanh chóng. Đến khi xong xuôi, gặp Minh cùng các tình nguyện viên, chị dúi vào tay anh tờ tiền 100 nghìn đồng.
“Tôi trả lại chị rồi lấy bánh, sữa cho cháu bé ăn. Chẳng ngờ, chị bất ngờ quỳ xuống, cảm ơn nhóm giữa bệnh viện. Tôi chỉ biết lúng túng đỡ chị đứng dậy”, Minh kể.
Thành viên CLB hiến máu lưu động tặng sữa cho bệnh nhi mắc bệnh về máu Minh chia sẻ thêm, ở khoa huyết học của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, có nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh, đau lòng nhất, là có trường hợp cả nhà cùng bị.
Như bệnh nhân Đinh Ngọc Trường (18 tuổi), có bố và em trai cũng mắc bệnh này nhưng em trai Trường vắn số, đã qua đời.
Nhà Trường khó khăn đến mức không có tiền để đi xe khách lên bệnh viện điều trị. Trường phải vay mượn chữa bệnh. Để giảm bớt gánh nặng cho Trường, mỗi lần lên bệnh viện, Minh hỗ trợ Trường tiền đi lại, ăn uống.
Minh và bệnh nhân Đinh Nhật Trường tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên Hiện nhóm của Minh cũng giúp đỡ máu cho 100 bệnh nhi mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh. Đôi lần lòng minh chùng xuống khi hay tin bệnh nhân mình hiến máu qua đời. Gần đây nhất, một bệnh nhân bị ung thư máu giai đoạn cuối.
Nguyện vọng của họ là được truyền hai đơn vị tiểu cầu để cầm cự về đến nhà. Minh bố trí TNV đến hiến nhưng máy tách tiểu cầu bị trục trặc, chưa kịp tách thì họ mất. Nghe tin, Minh nghẹn lại, cảm giác như mất mát trong lòng.
Minh bộc bạch: "Tôi hi vọng, những đóng góp của mình và các thành viên sẽ giúp được nhiều người hơn nữa. Chúng ta được khỏe mạnh, được vui chơi là một đặc ân của cuộc đời. Tại sao không chia sẻ những đặc ân đó, để cuộc đời ý nghĩa hơn".
Lão nông Quảng Ngãi 35 năm cần mẫn giúp đỡ người nghèo
Là nông dân, thu nhập bấp bênh, nhưng với tấm lòng nhân ái, ông Nguyễn Duân (57 tuổi, ở thôn Thế Long, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) rất mê làm từ thiện.
">Chàng trai lập 'ngân hàng' máu lưu động ở Tây Nguyên